Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến hiện nay. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm loét dạ dày có thể để lại nhiều hệ lụy hết sức nghiêm trọng, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng (hay còn gọi là viêm loét dạ dày) là tình trạng hoại tử bề mặt niêm mạc dạ dày do tác động của acid và pepsin trong dịch vị.
Tại Việt Nam, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Theo thống kê của Bộ Y tế, hầu hết bệnh nhân loét dạ dày tá tràng ở nước ta đều nhập viện trong tình trạng nghiêm trọng và khó điều trị.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày điển hình
Vi khuẩn Hp: Nguyên nhân viêm loét dạ dày do vi khuẩn Hp kích thích dạ dày tiết ra nhiều acid gây tổn thương lớp niêm mạc bảo vệ.
Thói quen ăn uống: Thói quen vừa ăn vừa xem tivi, ăn quá no hoặc quá đói… sẽ khiến dạ dày làm việc quá sức và dễ bị tổn thương.
Lạm dụng thuốc Tây: Một số loại thuốc kháng viêm có thể gây kích thích lớp niêm mạc là nguyên nhân viêm loét dạ dày
Nguyên nhân tâm lý: Những người thường xuyên bị căng thẳng sẽ sản sinh acid bất thường làm bào mòn lớp niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng viêm loét dạ dày dễ nhận biết
Ợ hơi, buồn nôn: Bệnh viêm loét dạ dày gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến hiện tượng đầy hơi..
Đau bụng: Sự xuất hiện của các vết loét trên niêm mạc dạ dày sẽ gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.
Giảm cân đột ngột: Bệnh viêm loét dạ dày ngăn cản quá trình hấp thụ dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, giảm cân đột ngột.
Xuất huyết dạ dày: Triệu chứng nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen là biểu hiện bệnh viêm loét dạ dày nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị viêm loét dạ dày kịp thời.