Tên gọi
Hoa hòe có tên khoa học là Styphnolobium japonicum, ngoài ra hoa hòe còn có một số tên gọi khác như: Hòa thực, hòe mễ thán, hòe hoa, cây hòe, hòe nhụy, hòe giao,…
Đặc điểm
Nụ hoa hòe hình trứng, ngắn, một đầu nụ hơi nhọn, chiều dài từ 3 đến 6 mm, màu vàng xám. Đài hoa màu xanh, hình chuông, có chiều dài chỉ chiếm khoảng 1/2 so với chiều dài của toàn bộ nụ hoa, phía trên đài chia làm 5 răng lông ôm chắc nụ hoa
Hoa hòe khi chưa nở màu vàng, có chiều dài tối đa khoảng 10mm. Vị đắng nhẹ, có mùi thơm đặc trưng.
Phân bố
Cây hòe mọc hoang và được trồng khắp nơi ở nước ta, vì trước đây người ta dùng để uống nước cho “mát” và dùng để nhuộm màu vàng. Hàng năm khả năng ta có thể thu mua rất nhiều, thừa dùng trong nước. Nhưng gần đây nhu cầu xuất khẩu lớn cho nên ta đang phát triển nhiều vùng nguyên liệu .
Hiện nay cây được trồng nhiều nhất ở Tỉnh Thái Bình, có nhiều gia đình ở Thái Bình hàng năm thu nhập hàng trăm triệu từ cây Hoa hòe.
Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận dùng làm dược liệu là nụ hoa hòe. Quả đôi khi cũng được sử dụng nhưng ít hơn.
Tính vị
Hoa hòe tính bình, vị đắng và không có độc
Thành phần hóa học
Trong hoa hòe có từ 6-30% rutin (rutozit). Ru- tin là một glucozit. Ngoài ra còn có bertulin, sophoradiol, sophorin A, sophorin B và sophorin C.
Rutin là một loại vitamin p, có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của mao mạch. Chữ p là chữ đầu của chữ perméabilité có nghĩa là thấm. Ngoài rutin có tính chất vitamin p ra, còn nhiều chất khác có tính chất đó nữa như esculozit, hesperidin (trong vỏ cam) v.v…
Công dụng của hoa hòe
Theo y học cổ truyền, hoa hòe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ huyết , sát cam trùng. Chủ trị các loại trĩ, đại tiện ra máu, chảy máu cam, ho khạc ra máu, viêm võng mạc, mắt đỏ, trường phong hạ huyết, tiểu ra máu, xích bạch lỵ, mất ngủ, cao huyết áp…
Theo nghiên cứu hiện đại, hoa hòe có những công dụng sau:
Đối tượng sử dụng hoa hòe
Hoạt chất Rutin có trong Hoa hòe thường dùng cho bệnh nhân sau:
Cách dùng hoa hòe
Hoa hoè 30-50g hãm với nước sôi, có thể để lạnh uống giải khát, sử dụng bất cứ lúc nào, vừa điều trị bệnh và nâng cao thể trạng, phòng ngừa tai biến mạch máu não.
Lưu ý khi sử dụng
Hoa hòe tính hơi lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn biểu hiện bằng các triệu chứng hay đau bụng do lạnh, thích chườm nóng, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện thường xuyên lỏng nát… thì không nên dùng, nếu dùng cần phối hợp với các dược liệu có tính ấm nóng.
Bài thuốc sử dụng hoa hòe
– Cách 1:
Chuẩn bị hoa hòe ( sao vàng ) và hạt muỗng số lượng bằng nhau
Nghiền thuốc thành bột uống mỗi lần 5g x 2 – 3 lần/ngày
– Cách 2:
Chuẩn bị hoa hòe và hy thiêm thảo. Tùy theo tình trạng bệnh có thể dùng 20 – 40g
Sắc lấy nước đặc uống cho đến khi huyết áp ổn định
– Cách 3:
Chuẩn bị: Hoa hòe và tang ký sinh ( mỗi vị 25g), hạ thảo khô và xuyên khung (mỗi vị 20g), địa long 15g.
Sắc uống hàng ngày
– Cách 4:
Dùng hoa hòe và sung úy tử mỗi vị 15g, cát căn 30g
Dùng nồi đất sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Cân nhắc gia giảm thêm các vị đan sâm và hà thủ ô mỗi loại 12g nếu bị đau tức ngực; Toan táo nhân 15g nếu có biểu hiện mất ngủ, trống ngực đập nhanh, hồi hộp.
Chuẩn bị: Hoa hòe và gạo nếp theo tỷ lệ 2:1
Đem cả 2 sao vàng, nghiền thành bột
Mỗi lần uống 10g vào lúc sáng sớm khi bụng còn đói
Lưu ý: Tránh ăn đường khi uống thuốc
– Cách 1:
Chuẩn bị: 10 – 15g hoa hòe hoặc 8 – 12g quả hòe
Sắc nước uống. Nếu dùng hoa hòe thì nên sao qua trước khi sắc
– Cách 2:
Dùng 20g hoa hòe, 12g diếp cá và 10g địa du
Đem hoa hòe và địa du sao đen
Sắc tất cả với 300ml nước còn 200ml
Chia uống 1 – 2 lần trong ngày
Giá gốc là: 250.000₫.240.000₫Giá hiện tại là: 240.000₫.